Ép cọc bê tông là giai đoạn rất quan trọng trong thi công nền móng công trình. Giai đoạn này quyết định đến tính an toàn cho công trình về sau. Vậy khoảng cách ép cọc bê tông bao nhiêu là đúng? Cùng Fim House tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Contents
1. Có những loại cọc bê tông nào
Cọc bê tông có rất nhiều loại tùy vào mục đích sử dụng mà có những loại cọc thích hợp. Tuy nhiên, có 2 loại cọc được sử dụng phổ biến hiện nay là cọc bê tông li tâm tròn và cọc bê tông cốt thép vuông.
1.1 Cọc bê tông ly tâm tròn
Cọc bê tông ly tâm tròn là cọc dạng hình trụ tròn có có đường kính 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800. Được sản xuất tại nhà máy. Cốt thép làm từ những sợi cáp được căng kéo theo một lực quy định trước. Sau đó được đổ bê tông theo phương pháp quay li tâm và nung nóng trong lò hơi với nhiệt độ khoảng hơn 100 ℃.
1.2 Cọc bê tông cốt thép vuông
Cọc bê tông cốt thép vuông là loại cọc dạng trụ vuông có kích thước mặt vuông là 200×200, 250×250, 300×300, 350×350…vv. Cọc này được đúc thủ công. Cốt thép là thép trơn hoặc gân tùy theo yêu cầu.
Cốt thép sau khi làm xong được bố trí vào lồng thép rồi đưa vào khuôn đúc sau đó đổ một lớp bê tông tươi hoặc loại bê tông trộn tại chỗ.
2. Tại sao phải quan tâm đến khoảng cách ép cọc bê tông?
Khi thi công, khoảng cách ép cọc bê tông là điều cần được chú ý. Bố trí khoảng cách ép cọc bê tông thích hợp giúp cho công trình có móng tốt và an toàn khi xây.
Ngược lại, nếu khoảng cách ép cọc bê tông không phù hợp thì sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch trụ chống; làm sụt lún, nứt gãy công trình về sau. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến móng của các công trình lân cận.
3. Khoảng cách ép cọc bê tông đúng kỹ thuật
Căn cứ theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05, cự ly tối thiểu của tim cọc là 2.5D với D là chiều rộng hoặc đường kính cọc. Khoảng cách lớn nhất ước tính là 6D tùy theo thiết kế móng cọc và đài cọc.
Tùy theo địa hình và địa chất của công trình xây dựng, chủ đầu tư sẽ điều chỉnh khoảng cách ép cọc bê tông sao cho phù hợp để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Khi xây nhà phố hoặc nhà hẻm nhỏ, cần xác định chính xác khoảng cách từ tim cọc đến công trình lân cận. Khoảng cách tối thiểu có thể ép cọc là 3.5 – 3.5m (phương pháp ép tải sắt). Với những công trình có diện tích nhỏ, có thể sử dụng phương pháp ép cọc neo với khoảng cách tối thiểu 2.5m.
>>> Xem thêm: Quy trình ép cọc bê tông cốt thép đúng chuẩn 2024
4. Các bố trí cọc ép hợp lý
Sau khi đã có khoảng cách ép cọc bê tông cần phải bố trí cọc phù hợp để đảm bảo nền móng vững chắc nhất.
Cọc ép có thể bố trí theo hàng, theo dãy hoặc hình tam giác (dạng lưới). Khoảng cách giữa các tim cọc phải đảm bảo hợp lý.
Công thức tính khoảng cách giữa tim cọc với tim cọc: S = 3D – 6D. Trong đó, D là đường kính cọc, cần tính toán sao cho đảm bảo sức chịu tải đồng đều giữa các cọc.
Trọng tâm của nhóm cọc phải tương thích với tâm cột trụ của công trình.
Khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài đài móng ước tính khoảng 1/3D – 1/2D. Lưu ý, nếu cọc quá gần thì quá trình thi công sẽ rất khó, nếu quá xa thì không thể đảm bảo sự vững chắc cho công trình.
Đảm bảo khoảng cách giữa các cọc bê tông phải đồng đều và đúng với thiết kế thì móng nhà mới có khả năng chịu lực tốt nhất.
5. Độ sâu ép cọc bê tông
Độ sâu cọc ép cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công trình sau này. Độ sâu của cọc ép phụ thuộc vào những yếu tố như:
Loại cọc ép: Mỗi loại cọc ép sẽ phù hợp với từng công trình. Nếu dùng máy ép công suất thì cọc có đường kính nhỏ sẽ có độ sâu lớn hơn so với cọc có đường kính lớn.
Quy mô công trình: Công trình có quy mô lớn yêu cầu tải trọng xuống nền đất lớn hơn, cần nhiều cọc hơn, kích thước cọc lớn hơn và độ sâu cũng lớn hơn. Độ sâu của cọc ép đối với các công trình lớn từ 25 – 40. Công trình dân dụng hoặc quy mô nhỏ (từ 1 – 3 tầng) thì độ sâu khoảng 10m.
Tính chất đất: Tính chất đất ảnh hưởng đến độ sâu của cọc bê tông. Đối với đất nền đất có độ sụt lún thấp, độ sâu tối đa đạt được là 20m. Ngược lại, đối với nền đất yếu thì độ sâu có thể lên đến 35m hoặc sâu hơn.