Ép cọc bê tông cốt thép mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong quá trình thi công xây dựng nhà ở. Vậy quy trình ép cọc bê tông cốt thép đúng chuẩn diễn ra như thế nào? Hãy cùng Fim House tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Contents
1. Ép cọc bê tông là gì
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
2. Vai trò của ép cọc bê tông
Nền móng là nơi chịu tải trọng cho toàn bộ công trình. Việc ép cọc bê tông giúp tăng khả năng chịu lực và tải trọng của móng nhà được nâng cao hơn gấp nhiều lần so với công trình bình thường.
Thi công ép cọc bê tông là hạng mục đầu tiên cần được thi công trước khi xây dựng nhà ở. Việc ép cọc bê tông đúng tiêu chuẩn sẽ tạo tiền đề để công trình đảm bảo tiến độ thi công.
3. Phương pháp ép cọc bê tông phổ biến hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp ép cọc bê tông thường được dùng trong xây dựng đó là
Ép tải: là phương pháp ép cọc phù hợp với công trình vừa và lớn hoặc áp dụng đối với các công trình có diện tích mặt bằng thi công lớn.
Ép neo: là phương pháp ép cọc phù hợp với các công trình vừa và lớn, đặc biệt là với các công trình không có mặt bằng thi công lớn.
Ép cọc bằng robot: là phương pháp ép cọc bằng máy ép robot thường chỉ sử dụng cho các công trình lớn, đòi hỏi có mặt bằng thi công rộng rãi.
4. Quy trình ép cọc bê tông
Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc
Chuẩn bị đường công vụ và mặt bằng thi công bằng phẳng, giúp máy ép di chuyển được dễ dàng trước khi tập kết cọc và công tác chuẩn bị máy ép vào mặt bằng thi công được thuận lợi, nhanh chóng.
Bố trí mặt bằng bao gồm bãi tập kết cọc và tạo mặt bằng thuận lợi cho quá trình máy ép cọc được thuận lợi.
Tiến hành đào cốt nền tới cao độ đáy của đài móng nhằm tạo mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông, sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy.
Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên, cần đổ dày lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt phẳng.
Giai đoạn 2: Ép cọc thử
Giai đoạn này vô cùng quan trọng nhằm đánh giá, thăm dò địa chất xung quanh và có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với công trình.
Ép thử cọc đối với công trình nhà phố
Đối với công trình nhà phố trên 7 tầng hoặc công trình nhà phố xây trên nền đất yếu cần tiến hành ép cọc bê tông để đảm bảo an toàn cũng như độ kiên cố của công trình.
Đối với trường hợp nhà dân không thực hiện khảo sát địa chất nhằm tiết kiệm chi phí, các nhà thầu thiết kế và thi công xây dựng sẽ dựa trên kinh nghiệm thực tế để đưa ra phương án ép cọc, tải trọng ép và chiều dài cọc giả định. Vì vậy, ép thử tim cọc là một giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời giúp nhà thầu đánh giá được địa chất thực tế của khu đất.
Ép thử cọc đối với công trình lớn
Các công trình, dự án lớn thường thực hiện khảo sát địa chất và chỉ định cọc thử. Sau khi ép thử , kết quả sẽ được báo cáo lại cho chủ đầu tư và đưa ra phương án ép cọc tối ưu nhất.
Quy trình ép cọc bê tông bao gồm các giai đoạn
Lần ép thử đầu tiên nhằm kiểm tra địa chất của khu vực thi công. Số lượng cọc lý tưởng thường chiếm 1/3 số tim cọc cần thực hiện.
Độ dài cọc bê tông hiện nay trên thị trường thường có chiều dài từ 3m, 4m, 5m và 6m. Mác bê tông cọc M200 và thép chủ 4D14.
Khi thi công ép cọc cần lưu ý độ ngàm cọc vào đài thường là 10cm-15cm nên đỉnh cọc ép thường dương lên 40cm-50cm để khi đập đầu cọc có đủ chiều dài thép cọc để ngàm vào đài theo tiêu chuẩn.
Vận chuyển các thiết bị thi công ép cọc bê tông, cọc bê tông về khu vực ép cọc. Phân chia cọc bê tông thành từng nhóm.
Giai đoạn 3: Thi công ép cọc
Vận chuyển và lắp đặt thiết bị ép cọc vào đúng vị trí. Giá máy được kê chắc chắn, thăng bằng, điều chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng. Sau đó, tiến hành ép cọc theo các bước sau:
Liên kết chắc chắn thiết bị ép cọc với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa.
Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép cọc.
Tiến hành ép mũi cọc, mũi cọc được định vị chính xác và thẳng đứng. Khi bắt đầu ép cọc lực ép nên tăng chậm và đều, tốc độ cho giai đoạn này thường không nên vượt quá 1cm/sec.
Sau khi ép xong đoạn mũi cọc, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau.
Khi ép cọc phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, đảm bảo hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Sau khi đã điều chỉnh và nối xong thì tiến hành ép với áp lực khoảng 3-4 kg/cm2.
Thời điểm đầu tốc độ xuống cọc không nên quá 1cm/sec. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2cm/sec.
>>> Xem thêm: Khoảng cách ép cọc bê tông đúng tiêu chuẩn
5. Giai đoạn nghiệm thu hoàn tất nghiệm thu
Sau khi quá trình ép cọc bê tông được hoàn thành,cần thực hiện quy trình nghiệm thu ép cọc bê tông xem đã đúng với trong bản vẽ hay chưa. Ghi chép lại toàn bộ quá trình ép cọc như thời gian ép cọc, số cọc đã ép, lực ép cọc trên máy ép… Cần phải ghi chép rõ ràng những sự cố trong trường hợp xấu xảy ra, để lên phương án xử lý kịp thời.
Đảm bảo khoảng cách và độ sâu của các cọc bê tông đúng với thiết kế, không có cọc nào bị nghiêng hoặc gãy, trường hợp có cọc bị nghiêng, gãy thân cọc, nứt vỡ thì cần nhổ bỏ thay cọc khác tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Khi hoàn thành nghiệm thu các cọc đều đạt tiêu chuẩn thì có thể tiến hành triển khai các bước thi công xây dựng tiếp theo.