Nhà 2 tầng ép cọc bao nhiêu tấn là đúng kỹ thuật

Để ngôi nhà vững chắc theo thời gian thì phần móng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trước khi xây nhà cần phải tính toán thật kỹ. Vậy nhà 2 tầng ép cọc bao nhiêu tấn là đúng kỹ thuật? Hãy cùng Fim House tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Lý do nhà 2 tầng cần ép cọc bê tông

Ép cọc bê tông là phương pháp phổ biến khi xây dựng, để thực hiện việc ép cọc người ta dùng máy móc và các thiết bị hỗ trợ để đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống sâu dưới lòng đất tại vị trí đã được đánh dấu trước đó. Phương pháp này có tác dụng tăng khả năng chịu tải cho phần móng của công trình.

Những công trình xây dựng khi thi công phần móng không đạt tiêu chuẩn thường gây ra tình trạng sụt lún, thậm chí sập đổ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, việc ép cọc bê tông thường được ứng dụng cho nhà cao tầng hoặc những công trình có tải trọng lớn, những khu vực đất nền phức tạp cũng được ép cọc để đảm bảo kết cấu vững chắc, không ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.

ép cọc trước và ép cọc sau bê tông cốt thép

2. Nhà 2 tầng ép cọc bao nhiêu tấn là đúng kỹ thuật

Tùy vào công trình, nền đất xung quanh mà sẽ lựa chọn loại cọc, số lượng và khối lượng cọc cho phù hợp. Trước khi thực hiện đơn vị thi công sẽ tiến hành đo đạt và khảo sát địa chất xung quanh khu vực xây dựng để đưa ra giải pháp tối ưu, chọn mức độ chịu tải của cọc phù hợp.

Nhà 2 tầng thường sẽ đóng cọc 200×200 hoặc 250×250 và chủ yếu thi công bằng máy Neo thủy lực có lực ép dưới 40 tấn. Phương pháp ép Neo được sử dụng rộng rãi cho những ngôi nhà 2 tầng bởi nó có nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm chi phí, thời gian thi công nhanh, phù hợp cho những công trình trong ngõ, dễ di chuyển trên nhiều địa hình.

Những căn nhà 3 – 4 tầng thường đóng cọc bê tông 200×200 hoặc 250×250 dưới lực ép máy Neo trong khoảng 40 – 45 tấn. Nhà 5 – 6 tầng thì nên sử dụng cọc bê tông có tiết diện 200×200 và 250×250, thi công bằng máy bán tải và máy tải để đạt lực ép Pmin=40 tấn và Pmax=50 tấn là chuẩn nhất.

ép cọc đúng kỹ thuật

3. Những lưu ý khi ép cọc nhà 2 tầng

3.1. Tính số lượng cọc trong một đài

Số lượng cọc trong một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền xuống đầu cọc và một phần dựa theo độ sâu chôn móng. Vì vậy, số lượng cọc ép giả định được tính như sau: Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng = 1.2 – 1.5 tấn/ m2 x Diện chịu tải của cột x Hệ số moment 1.2 x Số tầng.

Ví dụ: Tính số cọc bê tông tiết diện 200×200 có sức chịu tải 20 tấn/ đầy cọc cho cột có diện chịu tải là 20m2. Ta có số cọc = 1.2 x 1.2 x 5 x 20 = 144 tấn/20 = 7.2 cọc. Như vậy, ta sẽ chọn 8 cọc cho 1 đài.

Công thức tính số lượng cọc

3.2. Khoảng cách bố trí cọc đúng tiêu chuẩn

Cọc bê tông thường được bố trí hàng dọc hoặc hình lưới tam giác để đảm bảo khả năng chịu tải tốt và làm việc theo từng nhóm của cọc. Khoảng cách từ vị trí mép cọc tới mép ngoài của đài tầm 1/3d – 1/2d. Cần bố trị cọc sao cho trọng tâm của nhóm cọc trùng khớp tâm cột.

Bài viết liên quan