Giếng trời cho nhà ống được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để lấy ánh sáng và không khí tự nhiên từ bên ngoài. Bên cạnh việc đảm bảo yếu tố ánh sáng, thoáng khí nó còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Cùng Fim House khám phá ngay những mẫu giếng trời cầu thang nhà ống trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
1. Lý do nên thiết kế giếng trời cho nhà ống
Nhà ống thường có diện tích khá hẹp và sâu nên việc thiết kế hệ thống cửa sổ thông gió thường rất khó. Chính vì vậy, giếng trời nhà ống chính là giải pháp đón gió, lấy sáng lý tưởng. Cùng điểm qua những ưu điểm của giếng trời này nhé:
Tối ưu trong việc lấy ánh sáng tự nhiên
Giếng trời được làm chủ yếu từ vật liệu kính trong suốt tận dụng được nguồn ánh nắng tự nhiên từ bên ngoài vào trong nhà.
Lưu thông không khí tốt
Nhà ống có diện tích hẹp, sâu và bí, thì bố trí giếng trời ở giữa, cuối nhà sẽ là nơi để thông gió và đón khí trời, mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Tiết kiệm điện năng
Với nguồn sáng và gió tự nhiên từ bên ngoài vào nhà, gia chủ tiết kiệm được các chi phí như điện cho bóng đèn vào ban ngày cũng như hệ thống làm mát.
Tăng tính thẩm mỹ
Khi bố trí giếng trời thường kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau đem đến hiệu ứng thị giác thú vị. Ngoài ra, phần đáy giếng thường được bố trí tiểu cảnh, cây xanh… đem sự êm dịu, thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.
2. Kích thước thiết kế giếng trời cầu thang nhà ống
Khi thiết kế giếng trời cầu thang nhà ống không có kích thước tiêu chuẩn nào mà có thể tùy chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu và thông số kỹ thuật của gia chủ. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, kích thước của giếng trời nên được tham khảo theo 2 cách sau:
- Trường hợp nhà có nhiều cửa sổ thì kích thước giếng trời không nên vượt quá 5% diện tích mặt sàn.
- Trường hợp nhà có ít cửa sổ thì tỉ lệ này không được quá 15% diện tích mặt sàn.
Với kích thước giếng trời như ở trên vừa đủ để tạo ra được lượng ánh sáng tự nhiên hợp lý cho ngôi nhà, tránh gây lóa mắt. Ngược lại trường hợp nhà ít cửa sổ, bí bách ngột ngạt thì thiết kế giếng trời lớn sẽ tạo được nhiều ánh sáng hơn, không gian thông thoáng hơn.
Kích thước giếng trời cho nhà ống thường từ khoảng 4m2 – 6m2. Diện tích tối thiểu của giếng trời là 450mm x 450mm. Trên đây là những thông số đã được tính toán kỹ lưỡng, vừa đảm bảo công năng, vừa mang lại tính thẩm mỹ và an toàn cho gia chủ.
3. Những lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà ống không nên bỏ qua
Vị trí đặt giếng trời
Đối với những ngôi nhà ống thường bị che chắn hai bên bởi các căn nhà phố, giếng trời là phần không thể thiếu. Vị trí lắp đặt của giếng trời cần được bố trí hợp lý để tối ưu ánh sáng và không khí vào nhà. Các vị trí đặt giếng trời phổ biến:
– Phía giữa nhà, đối diện với ô cầu thang.
– Phía giữa nhà, chính giữa ô cầu thang.
– Đằng sau nhà.
– Vị trí giữa bếp và phòng khách.
Kích thước giếng trời
Kích thước giếng trời thông thường cho nhà phố khoảng từ 4-6m². Trong ngôi nhà nên dành ra 5-10% diện tích sàn cho giếng trời. Diện tích này đã được tính toán hợp lý giúp tạo sự thông thoáng hài hòa với ánh sáng trong nhà.
Giải pháp tối ưu
Mái che: khi thiết kế giếng trời cần lưu ý là phần che chắn. Để tránh bị tạt mưa vào nhà hoặc trộm cắp lợi dụng nên cần sử dụng kính chắn.
Kính chắn: Nên sử dụng kính cường lực 2 lớp để có sức chịu đựng tốt với nhiệt độ, độ ẩm biến đổi bên ngoài tránh nứt, vỡ gây nguy hiểm.
Khung thép: khi lắp đặt kính cường lực sẽ không thể kết nối trực tiếp với bê tông mà cần phải sử dụng phần liên kết thứ ba chủ yếu sẽ là thép vừa có khả năng thoát gió và chống tạt mưa tốt. Khung thép có thể tạo hoa văn để tăng thêm phần thẩm mỹ khi có nắng chiếu vào
Hướng: nên để bề mặt tường có ô thông gió ở hướng đông và hướng tây để có thể lưu thông gió tốt hơn. Luồng khí sẽ lưu thông tốt trong nhà mà không bị quầng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy ánh sáng cho nhà ống hiệu quả