Cách tính diện tích nhà mái thái đầy đủ và chi tiết 2024

Nhà mái thái được rất nhiều gia đình ưa chuộng nhờ vẻ đẹp ấn tượng, công năng sử dụng tiện nghi và chi phí hợp lý. Cách tính diện tích nhà mái thái cũng được nhiều gia chủ quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới chi phí làm nhà.

1. Xu hướng thiết kế nhà mái thái

Mẫu nhà mái thái được nhiều gia chủ lựa chọn khi xây dựng các công trình nhà ở kiểu nhà vườn 1,2,3 tầng hoặc những ngôi nhà phố cao tầng đều được thiết kế theo dạng mái thái mang lại vẻ đẹp thanh thoát, thẩm mỹ cao và công năng tối ưu.

Xây nhà theo kiểu mái thái mang đến không gian sinh hoạt rộng rãi nhờ chóp mái cao, kiến trúc thiết kế theo kiểu nhà vườn mang lại sự gần gũi với thiên nhiên

Mẫu thiết kế nhà mái thái

Phần mái thái được thiết kế có độ dốc mái lớn, cùng hệ thống các chi tiết mái như mái viền, mái bo,… Mang đến sự cầu kì, chỉn chu và hoàn thiện về mặt ngoại thất tối ưu nhất.

Phần mái có độ dốc lớn giúp thoát nước tốt, nước mưa không bị đọng lại trên mái không gây ra tình trạng ẩm mốc, hư hại cho mái, đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của công trình.

Tuy nhiên, do thiết kế phần mái có độ dốc lớn, các cấu kiện làm mái thái khá phức tạp nên việc xây dựng nhà mái thái cũng gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.

2. Cách tính diện tích nhà mái thái

Để tính được diện tích nhà mái thái phụ thuộc vào quy mô diện tích xây dựng, số tầng và loại móng nhà sử dụng. Cách tính diện tích nhà mái thái phổ biến hiện nay là lấy tổng diện tích sàn, diện tích móng, diện tích mái thái và tầng hầm (nếu có).

Mẫu thiết kế nhà mái thái 2 tầng

2.1 Tính diện tích các tầng

Tổng diện tích sàn nhà ở các tầng được áp dụng theo công thức diện tích hình chữ nhật là chiều dài x chiều rộng. Sau đó sẽ nhân với số lượng tầng, chẳng hạn nhà 2 tầng sẽ x2, nhà 3 tầng sẽ x3. Ví dụ tính diện tích các tầng căn nhà 2 tầng chiều dài 8m chiều rộng 10m là (8×10)x2 = 160m2.

2.2 Diện tích phần móng nhà

Móng nhà đóng vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực chính cho ngôi nhà và tùy vào từng loại móng sẽ có cách tính diện tích xây dựng khác nhau. Hiện nay có các loại móng cơ bản sau:

  • Móng băng: Móng băng được sử dụng ở hầu hết các công trình nhà ở dân dụng. Diện tích loại móng này tính bằng 50% diện tích của tầng trệt.
  • Móng cọc: Móng cọc được tính từ 20- 40% diện tích tầng trệt nhưng cũng còn tùy thuộc vào diện tích của đài móng. Dựa vào công trình thực tế, đơn vị nhà thầu sẽ tính toán để đưa ra con số cụ thể.
  • Móng bè: Loại móng này thường được dàn đều trên mặt bằng. Móng bè thường được tính diện tích bằng 80% diện tích tầng trệt

2.3 Diện tích tầng hầm nếu có

Tầng hầm là phần có thiết kế sâu xuống dưới lòng đất nên có cách tính diện tích như sau:

  • Độ cao tầng hầm nhỏ hơn 1.3m thì diện tích xây dựng tính bằng 150% diện tích tầng trệt
  • Độ cao tầng hầm lớn hơn 1.3m và nhỏ hơn 1.7m thì diện tích xây dựng tính bằng 170% diện tích tầng trệt
  • Độ cao tầng hầm lớn hơn 1.7m và nhỏ hơn 2m thì diện tích xây dựng tính bằng 200% diện tích tầng trệt
  • Độ cao tầng hầm lớn hơn 2m thì diện tích xây dựng tính bằng 250% diện tích tầng trệt

2.4 Tính diện tích mái thái

Phần mái thái được tính bằng 50% diện tích sàn xây dựng.

Như vậy, cách tính diện tích nhà mái thái sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lượng tầng, kiểu mái, kiểu móng, cũng như diện tích của từng sàn…

3. Gợi ý một số mẫu nhà mái thái đẹp, hiện đại

Mẫu thiết kế nhà mái thái

Mẫu thiết kế nhà mái thái

Mẫu thiết kế nhà mái thái

Mẫu thiết kế nhà mái thái

Mẫu thiết kế nhà mái thái 2 tầng

Mẫu thiết kế nhà mái thái 2 tầng

Mẫu thiết kế nhà mái thái 2 tầng

Mẫu thiết kế nhà mái thái 2 tầng

Hy vọng rằng, cách tính diện tích xây dựng nhà mái thái nêu trên sẽ giúp gia chủ có được phương án thiết kế tối ưu nhất. Mang lại vẻ đẹp hoàn thiện và trọn vẹn nhất cho ngôi nhà của mình.

Bài viết liên quan