Các bước chuẩn bị trước khi xây nhà

Để việc xây dựng được diễn ra thuận lợi và sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi xây dựng gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc xem tuổi, nhu cầu sinh hoạt của từng thành viên trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu…

1. Lựa chọn mảnh đất để xây dựng

Việc đầu tiên cần làm khi có ý định xây nhà chính là lựa chọn được mảnh đất để tiến hành xây dựng.

Gia chủ đã sở hữu được một mảnh đất được cha ông ngày xưa để lại thì khá đơn giản. Trường hợp chủ đầu tư muốn mua mảnh đất mới để xây nhà, thì có vài tiêu chí cần lưu tâm.

Lựa chọn mảnh đất xây dựng

Các tiêu chí để lựa chọn mảnh đất xây dựng

  • Có vị trí thuận lợi, có đường đi lớn để dễ dàng thi công.
  • Tránh những con hẻm nhỏ, vì chi phí xây dựng sẽ cao hơn do không có chỗ tập kết vật tư, đổ bê tông…
  • Hướng mặt tiền nhà: Nên chọn nhà hướng Nam vì đây là hướng thuận lợi nhất để làm nhà. Bởi buổi sáng sẽ tránh được ánh sáng chói chang của mặt trời ( phía Đông). Buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt (phía Tây).
  • Nên lựa chọn nền đất phẳng, những nơi có nền đất cát được coi là nền tốt bởi khá kiên cố, khi xây nhà không sợ nguy cơ sụt lún, sạt lỡ.
  • Diện tích mảnh đất phải đáp ứng được nhu cầu xây dựng, không nên chọn mảnh đất quá to không tận dụng hết công năng của đất và phải phù hợp với tài chính của gia đình.
  • Lưu ý: nếu mua nhà cũ cần quan tâm kĩ về vấn đề nhà có vách chung, tường chung hay không? Vì nếu tường chung, sau này khi tháo dỡ diện tích đất thực tế sẽ bị thu hẹp.
  • Nếu mua nhà cũ phải đo đạc thật kĩ trước khi quyết định mua ngôi nhà đó.

2. Xác định tài chính

Tài chính cần phải chuẩn bị trước và trong quá trình thiết kế nhà ở.

Cần phải có kế hoạch chi tiết về các khoản chi phí, quản lý được những khoảng thu chi giúp hạn chế được các chi phí có thể phát sinh

Để có thể hoạch định được các loại chi phí một cách hiệu quả đó là sự thống nhất giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư.

Chủ đầu tư cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về vấn đề giới hạn chi phí mà bạn sử dụng trong thiết kế và xây dựng để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với chủ đầu tư.

Hãy dự trù thêm 10% trong tổng chi phí xây dựng (Phòng khi chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế ban đầu và thay đổi sang vật tư tốt hơn).

chi phí xây dựng nhà ở

3. Bàn với các thành viên trong gia đình

Cần bàn bạc thật kỹ với gia đình về các vấn đề xây nhà cần chuẩn bị những gì

  • Số tầng nhà
  • Bao nhiêu phòng ngủ, nhà vệ sinh..
  • Diện tích đất sử dụng để xây nhà
  • Chừa sân trước sau bao nhiêu
  • Có làm tầng lửng, ban công, phòng thờ riêng hay không?

Hãy dự trù cho trường hợp gia đình có người thân ở xa về, họ hàng lên chơi, đón thêm thành viên mới…

4. Các loại giấy tờ cần có khi xây nhà

Cần chuẩn bị giấy tờ liên quan khá quan trọng như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà) mà thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng
  • Bản vẽ hiện trạng.

Riêng đối với những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản cũ, thông tin về tọa độ, góc ranh cần phải cập nhật mới theo hiện trạng.

bản vẽ xin giấy phép xây dựng

5. Thuê công ty kiến trúc xây dựng

Cần thuê thiết kế để có thể tối ưu được các không gian sử dụng, bố trí, sắp xếp hợp lý trong tổng thể mặt bằng kiến trúc nội, ngoại thất căn nhà.

Chỉ bỏ ra một ít chi phí ban đã sở hữu được một không gian sống tiện nghi, thoải mái, đầy đủ công năng sử dụng

Việc thuê công ty thiết kế xây dựng còn có lợi cho công việc xin phép xây dựng

Phương án thiết kế nhà ở về kiến trúc ngoại thất, số tầng, chiều cao nhà, chiều cao tầng, ô trống trong nhà…nên được thảo luận và thống nhất trước khi làm xin phép xây dựng để tránh việc phải sửa đi sửa lại thiết kế nhiều lần.

Kỹ sư xây dựng

6. Xin giấy phép xây dựng

Việc làm thủ tục xin phép xây dựng là bắt buộc theo luật quy định của nhà nước và thường sẽ mất thời gian từ 2 – 3 tuần, thậm chí có thể lâu hơn nếu phát sinh các điều chỉnh trong giấy tờ, bản vẽ thiết kế.

Nội dung của giấy phép xây dựng cho biết quy mô căn nhà, diện tích, mật độ xây dựng, khoảng lùi so với ranh lộ giới, độ vươn ban công…

7. Dự trù chi phí trước khi xây nhà

Việc lên dự trù chi phí xây nhà nên phù hợp với khả năng chi trả của mình để đưa ra quyết định về quy mô căn nhà muốn xây dựng.

Vấn đề phát sinh chi phí trong xây dựng sẽ khó kiểm soát nếu như không lên được kế hoạch được các hạng mục, công đoạn xây nhà.

Khi đã lên được chi phí thiết kế nhà ở sẽ giúp bản vẽ thiết kế sát sao hơn, thực tế hơn vì khi thiết kế, kiến trúc sư sẽ đưa các vật dụng nội thất theo chất lượng tương đương với đơn giá dự toán vào bản vẽ thiết kế. Điều này nhằm mục đích để tránh các trường hợp khi thiết kế thì đưa các vật dụng sang trọng để thỏa mãn nhu cầu ban đầu.

8. Tham khảo giá vật liệu xây dựng

Trước khi xây nhà gia chủ nên đi tham khảo thông tin về đơn giá vật liệu xây dựng trên thị trường để nắm được giá cả.  Việc biết được thông tin của thị trường sẽ giúp gia chủ lựa chọn thời điểm xây nhà phù hợp.

Việc tăng giá đột biến vật liệu xây dựng có thể làm phát sinh chi phí xây dựng, gây khó khăn cho nhà thầu và chủ nhà, nhiều công trình phải dừng thi công để chờ giá vật liệu giảm xuống. Bởi vậy, trong các công đoạn xây nhà, việc tìm được nhà cung cấp vật liệu xây dựng với mức giá hợp lý cũng cực kỳ quan trọng.

9. Phong thủy nhà ở

Phong thủy được xem là yếu tố quan trọng khi có ý định xây dựng nhà ở. Trước khi chuẩn bị xây nhà cần xem trước phong thủy để chọn: Mẫu mã, màu sắc của vật liệu, màu sơn của tường, tông màu nội thất các phòng ngủ, phòng khách… để đưa các yếu tố ấy vào trong thiết kế. Khi đó, bản vẽ thiết kế sẽ chặt chẽ hơn và có thể tránh việc sửa đi sửa lại bản vẽ nhiều lần.

Tuy nhiên, việc áp dụng phong thủy không nên cứng nhắc mà cần phải xem xét đến các yếu tố thực tế trong thi công để không ảnh hưởng đến kỹ thuật, kết cấu.

10. Giám sát thi công

Giám sát thi công là việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng thi công. Đồng thời còn kiểm soát an toàn, tiến độ, vệ sinh và môi trường.

Các kỹ sư công trình là người sẽ trực tiếp giám sát thi công. Ngoài ra, gia chủ cũng nên tự giám sát công trình nếu có sai sót có thể kịp thời sửa chữa.

11. Nghiệm thu công trình

Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây là bước để kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.

Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công. Từ đó sẽ có quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

12. Thủ tục hoàn công

Bước cuối cùng là àm thủ tục hoàn công hay còn gọi là hoàn công xây dựng. Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng hay chưa. Sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công sẽ có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Đây là điều kiện để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Việc hoàn công này thông thường được tiến hành bởi chính chủ nhà, chủ đầu tư.

Sau khi công trình xây dựng được hoàn thành, nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ đầu tư:

  • Biên bản kiểm tra của thanh tra xây dựng
  • Bản vẽ điện nước hoàn công để chủ đầu tư có thể tiến hành làm thủ tục hoàn công.

Bài viết liên quan