Bản vẽ mặt bằng giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quát công trình trước khi xây dựng và hoàn thiện. Vậy bản vẽ mặt bằng định vị công trình có vai trò gì và cách đọc bản vẽ ra sao? Hãy cùng Fim House tham khảo bài viết này nhé.
Contents
1. Mặt bằng định vị công trình là gì?
Mặt bằng định vị công trình là một bản vẽ kỹ thuật thể hiện vị trí cụ thể của công trình xây dựng trên khu đất. Bản vẽ kỹ thuật được lập ra dựa trên bản vẽ thiết kế và các số liệu đo đạc hiện trạng khu đất. Có vai trò quan trọng đảm bảo quá trình thi công đúng theo thiết kế và an toàn cho người lao động.
Nội dung chính của mặt bằng định vị công trình
- Ranh giới khu đất: Bao gồm các đường thẳng, điểm mốc xác định phạm vi khu đất xây dựng.
- Vị trí công trình chính: Thể hiện vị trí, kích thước, hình dạng của công trình chính trên khu đất.
- Vị trí các công trình phụ trợ: Bao gồm nhà kho, nhà xe, trạm điện, trạm nước,…
- Mạng lưới giao thông: Bao gồm đường nội bộ, lối đi, bãi xe,…
- Cây xanh, cảnh quan: Thể hiện vị trí, chủng loại cây xanh, thảm cỏ,…
- Mức nước ngầm: Ghi chú độ cao của mực nước ngầm nếu có.
- Các công trình ngầm: Bao gồm hệ thống cống, rãnh thoát nước, đường dây điện ngầm.
2. Vai trò bản vẽ mặt bằng định vị công trình trong thi công
Bản vẽ mặt bằng định vị công trình thi công đóng vai trò quan trọng trong việc đo đạc
Cung cấp thông tin về công trình
Thông qua bản vẽ mặt bằng kỹ thuật, các kỹ sư và chủ đầu tư sẽ biết được các kích thước, vị trí và cách bố trí của công trình. Nhờ đó mà xác định được vị trí các lối đi ở bên trong dự án cũng như độ dày, cao của các phần tường. Kích thước cột, cửa ra vào và nhiều số liệu liên quan khác cũng được thể hiện trên bản vẽ.
Bố trí nội thất dựa vào bản vẽ mặt bằng
Bản vẽ mặt bằng có thể cho biết vị trí của các ô cửa, nơi để nội thất hay các khu vực khác. Nhờ có bản vẽ mặt bằng, kiến trúc sư có thể thiết kế, bố trí sao cho đúng với yêu cầu của chủ nhà.
Kỹ sư dễ dàng quản lý công trình
Thông qua bản vẽ mặt bằng, các kỹ sư có thể dễ dàng quản lý tiến độ và chất lượng của công trình. Tiến độ thực hiện có thể được sắp xếp khi nhìn vào bản vẽ mặt bằng. Từ đó mà hạng mục cần được ưu tiên xây dựng có thể dễ dàng được xác định và thực thi.
Giúp khách hàng kiểm soát được công trình
Thông qua bản vẽ mặt bằng chủ đầu tư sẽ thấy trước công trình thực hiện thế nào. Tất cả đều được mô tả chi tiết từng công trình sau khi hoàn tất. Từ đó mà chủ đầu tư có thể kiểm soát, chỉnh sửa và góp ý để hoàn thiện nhanh nhất.
3. Phân loại bản vẽ mặt bằng định vị công trình
Có hai loại bản vẽ mặt bằng định vị công trình phổ biến hiện nay gồm:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể
Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ cung cấp cho người xem các thông tin bao gồm: các phân khu, số tầng, cách bài trí tổng thể. Tên bản vẽ mặt bằng tổng thể mỗi khu vực trong công trình sẽ được kỹ sư chú thích và đánh số cụ thể.
Bản vẽ mặt bằng theo tầng
Bản vẽ mặt bằng theo tầng là loại mặt bằng cung cấp các thông tin cụ thể và chi tiết nhất. Loại bản vẽ này cho biết chi tiết về số phòng với kích thước cụ thể. Vị trí mỗi khu vực trong nhà từ chiều rộng, chiều dài hay độ cao tầng đều được thể hiện chi tiết trên bản vẽ. Bản vẽ này sử dụng kiểu mặt bằng phù hợp cho mỗi diện tích tầng. Mỗi tầng sẽ có mô tả chi tiết và cụ thể.
4. Cách đọc bản vẽ mặt bằng định vị công trình
Khi đọc bản bản vẽ mặt bằng trong thiết kế và thi công cần phải lưu ý một số yếu tố như: Tên bản vẽ mặt bằng, các kích thước, số liệu sẽ được thể hiện theo dãy. Kích thước thể hiện sát các đường bao sẽ là các kích thước của các mảng tường công trình xây dựng và cửa. Kích thước ở hàng thứ hai chính là khoảng cách các trục cột, trục tường. Hàng ngoài cùng là kích thước giữa các trục tường biên theo chiều ngang hay dọc của toàn bộ ngôi nhà.
Mỗi bản vẽ mặt bằng sẽ bao gồm: Vị trí các phòng kèm với kích thước chiều dài, chiều rộng của từng phòng, thông số kích thước và vị trí của từng cửa nằm. Kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều dày tường, vách ngăn và các cột. Diện tích của mỗi phòng được thể hiện theo đơn vị mét vuông và có các nét gạch bên dưới các con số chỉ diện tích của công trình.
5. Những lưu ý về kích thước khi đọc bản vẽ mặt bằng định vị công trình
Bản vẽ định vị công trình có vai trò quan trọng đến chất lượng. Do đó khi thi công cần hiểu đúng và hiểu rõ ý nghĩa của từng chi tiết trên bản vẽ:
- Quy định chung về các đường nét vẽ trong bản vẽ mặt bằng thiết kế.
- Các đường nét đậm, liền có độ đậm khác nhau tượng trưng cho chu vi các mặt cắt.
- Đường nét đứt sẽ đại diện cho các đường bao bị khuất, cạnh khuất.
- Các đường nét hiện rõ có độ đậm b/2, b/3 thể hiện ở mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng.
- Các đường mảnh có độ đậm b/4 thể hiện từng kích thước, đường dóng, đường chú dẫn và các ký hiệu của vật liệu.
- Đường gãy khúc có độ đậm b/4 chính là các đường ngắt đoạn của bản vẽ.
Bài viết liên quan
- Quy trình cải tạo nhà cũ thành nhà mới phương án, kinh nghiệm và báo giá
- Quy trình thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở 2024
- Mẫu nhà 1 trệt 1 lửng 5×15
- Mẫu nhà ống 2 tầng lệch đẹp
- Chi phí xây nhà 3 tầng