Nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt ngang

Tường nhà bị nứt ngang là vấn đề phổ biến, gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho công trình. Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả sẽ giúp bạn bảo vệ ngôi nhà của mình tốt hơn. Hãy cùng FIM House tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt ngang nhé.

Tường nhà bị nứt ngang
Tường nhà bị nứt ngang

1. Nguyên nhân tường nhà bị nứt ngang

Hiểu rõ nguyên nhân nứt tường nhà giúp bạn xử lý hiệu quả, bảo vệ ngôi nhà an toàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tường nhà bị nứt ngang, hãy cùng FIM House tìm hiểu:

Ngoại lực tác động: 

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tường bị nứt ngang.

  • Đóng đinh, khoan, bắt vít mạnh gây ứng suất lớn lên tường.
  • Va đập mạnh, rung chấn do động đất, sạt lở đất, thi công các công trình lân cận,… có thể khiến tường nhà bị nứt ngang..

Sai sót trong thiết kế:

  • Tính toán sai lệch, sử dụng vật liệu không phù hợp hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn.

Thi công sai kỹ thuật:

  • Móng nhà không đúng tiêu chuẩn.
  • Bố trí thép gia cường sai vị trí hoặc số lượng.
  • Trát, sơn không đúng kỹ thuật.

Vật liệu xây dựng kém chất lượng:

  • Xi măng kém chất lượng hoặc tỷ lệ trộn sai khiến tường yếu, dễ nứt.
  • Thiếu cốt thép

Hệ thống móng yếu:

  • Cọc chưa đủ chịu tải trọng của công trình
  • Nền móng không chịu được tải trọng của công trình có thể là do thiết kế móng sai sẽ dẫn đến tình trạng lún, nghiêng, nứt nẻ tường nhà.
  • Do sụt lún từ nền đất yếu, địa chất ngầm bị trôi khiến hệ cọc bị ảnh hưởng.

Tác động môi trường:

  • Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột giữa môi trường trong và ngoài nhà cũng có thể khiến tường nhà bị nứt ngang.
  • Môi trường ẩm ướt, thay đổi thất thường khiến tường nứt, rạn.
  • Xây dựng trong mùa mưa, độ ẩm cao, khô ráp không đồng đều.

Co ngót vật liệu: Khi mới xây dựng, xi măng, vữa, bê tông trong tường nhà sẽ co ngót theo thời gian, dẫn đến hiện tượng nứt nẻ, đặc biệt là ở các vị trí giáp ranh giữa các vật liệu khác nhau.

2. Cách xử lý tường nhà bị nứt ngang

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây nứt tường là gì thì bạn sẽ có cách xử lý phù hợp. Cùng FIM House tham khảo một số cách xử lý tường nhà bị nứt ngang:

Nứt nhẹ (mức độ nhỏ): 

Các vết nứt ngang có chiều rộng dưới 0.3mm, có thể xử lý như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vết nứt, loại bỏ bụi bẩn, vụn nát.
  • Dùng vữa xi măng hoặc keo chuyên dụng để trám kín vết nứt.
  • Sau khi khô, bả matit và sơn lại toàn bộ khu vực bị nứt.

Tường nhà bị nứt ngang

Nứt sâu (mức độ lớn):

Đối với các vết nứt có chiều rộng lớn hơn 0,3mm thì có phải xử lý như sau:

  • Cần đục bỏ phần vữa, bê tông xung quanh vết nứt để tạo rãnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ rãnh nứt và làm ẩm bề mặt.
  • Sử dụng vữa sửa chữa chuyên dụng để trám kín rãnh nứt.
  • Sau khi vữa khô, bả matit và sơn lại toàn bộ khu vực bị nứt.

Nứt do nền móng yếu:

  • Cần khảo sát, đánh giá tình trạng nền móng và có biện pháp gia cố phù hợp.
  • Có thể sử dụng cọc ép, cọc khoan, giằng neo,… để gia cố nền móng.

Nứt do thi công sai kỹ thuật:

  • Cần tháo dỡ phần tường bị nứt và gia cố kết cầu, thi công lại đúng kỹ thuật.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao, pha trộn xi măng đúng tỷ lệ và đảm bảo có cốt thép.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến kỹ sư xây dựng FIM House nếu tình trạng nứt nghiêm trọng.

3. Các loại vật liệu dùng để sửa chữa tường nhà bị nứt

Hiện nay vật liệu dùng để sửa chữa tường nhà bị nứt khá đa dạng, tuỳ vào mức độ nứt mà bạn có thể lựa chọn các loại vật liệu dưới đây:

Vữa xi măng:

  • Phổ biến, dễ thi công, giá rẻ.
  • Thích hợp cho vết nứt nhỏ, không quá sâu.
  • Kết dính, co giãn tốt, chống biến dạng tường.

Keo silicone: Dùng để trám các vết nứt nhỏ, khoản nứt hở giữa tường giáp mí 2 nhà, có độ đàn hồi tốt, chịu được nước và thời tiết.

Keo chuyên dụng: 

  • Có nhiều loại keo chuyên dụng cho từng loại vật liệu như bê tông, gạch, đá,… 
  • Kết dính, co giãn và chịu lực tốt, sửa chữa vết nứt lớn, sâu.
  • Dùng cho cả bề mặt và lòng tường.

Vữa sửa chữa: Dùng để trám các vết nứt sâu, có cường độ cao, chịu được nước và thời tiết.

Matit: Dùng để tạo bề mặt phẳng mịn cho tường trước khi sơn.

Sơn chống thấm: 

  • Dùng để hoàn thiện bề mặt tường, ngăn nước xâm nhập, bảo vệ tường và giảm thiểu nguy cơ tường bị nứt do ẩm ướt.
  • Kết dính, chịu nước tốt, bảo vệ bề mặt tường.

Tường nhà bị nứt ngang là vấn đề cần được xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho công trình. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tường nhà bị nứt ngang hiệu quả. Nếu cần tư vấn thiết kế xây nhà trọn gói vui lòng liên hệ FIM House hotline/zalo 097.2078.901.

Bài viết liên quan